Nâng mũi có được ngáp không? 8 điều cần biết sau khi nâng mũi


Mỗi khi buồn ngủ, chúng ta thường ngáp đến chảy nước mắt, đây cũng là một trạng thái thông thường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi nâng mũi không nên ngáp. Vậy, câu chuyện hậu phẫu làm đẹp này có đúng như thế hay không? Bài viết sẽ kết luận chi tiết giúp bạn hiểu rõ nâng mũi có được ngáp không ngay sau đây.

Nâng mũi có được ngáp không? Vì sao?

Phẫu thuật nâng mũi là ca tiểu phẫu nhẹ, tác động đến cấu trúc mũi nên tạm thời bị tổn thương cần thời gian để hồi phục. Trong thời điểm này, chúng ta cần kiêng một số hoạt động. Vậy, nâng mũi có được ngáp không?

Nâng mũi có được ngáp không?
Nâng mũi có được ngáp không?

Về cơ bản, ngáp là một hoạt động thông thường có thể thoải mái. Sau khi nâng mũi, vẫn có thể ngáp tự nhiên, nhưng cần hạn chế. Theo các bác sĩ, tốt nhất là khoảng 2 tuần đầu nên để cơ mặt ổn định, không nên gây các hoạt động co kéo các cơ.

Nâng mũi xong ngáp có sao không?

Trên thực tế, các cơ trên mặt có thể tác động đến cấu trúc mũi nâng và các vùng lân cận như cằm, má… Khi ngáp cơ miệng lại há khá to nối tới đầu mũi làm đụng chạm đến việc định hình.

Thông thường, ngáp diễn ra trong tích tắc nên không gây đụng chạm mạnh, nhưng nếu thường xuyên sẽ dẫn đến đau nhức do chỉ khâu bị căng mạnh, sưng tấy, dễ chảy máu. Có trường hợp nghiêm trọng hơn là kéo tụt sụn, làm mũi bị cong, lệch.

Nâng mũi kiêng ngáp bao lâu?

Mặc dù nâng mũi có được ngáp không là câu hỏi gây không ít rắc rối, nhưng kiêng cữ không quá lâu và cũng không cần thiết phải “nhịn” ngáp.

Giai đoạn nhấn mạnh được xem là quan trọng cần chú ý là khoảng 7-10 ngày sau khi nâng mũi. Vì lúc này, chỉ khâu còn hở chưa ổn định form nên mọi hoạt động cần nhẹ nhàng, kể cả ngáp cũng không được há quá to. Đến khi cắt chỉ, đường khâu kín thì sẽ thoải mái hoạt động hơn một chút.

Không nên há miệng to sau khi nâng mũi
Không nên há miệng to sau khi nâng mũi

Thật chất, chúng ta vẫn có thể ngáp để cơ thể thoải mái hơn. Nhưng cần khéo léo không há miệng, nên ngậm miệng lại, đồng thời cần hạn chế số lần ngáp. Mặc dù việc chịu đựng khá khó chịu, nhưng để bảo vệ mũi, nên cố gắng duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Bên cạnh đó, cần ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ bớt mệt mỏi, việc ngáp cũng từ đó ít xảy ra hơn. Chỉ cần chú ý giữ cơ mặt tự nhiên, không nhăn nhó, khóc, cười, nói, ngáp… “quá trớn” khoảng hơn 1 tuần là đủ.

8 điều lưu ý mà ai cũng nên biết sau khi nâng mũi

Vệ sinh mũi mỗi ngày

Vệ sinh mũi 2 lần/ngày
Vệ sinh mũi 2 lần/ngày

Nâng mũi có được ngáp không? Đây không là nỗi lo lắng lớn nhất của chúng ta, trái lại, vấn đề vệ sinh mũi mới thật sự cần thiết. Vì cần vệ sinh đúng cách để giữ cho mũi sạch sẽ, phòng viêm nhiễm. Mỗi ngày các bạn phải thực hiện 2 lần bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Chườm lạnh

Vào những ngày đầu sau khi phẫu thuật, mũi sẽ bị sưng tấy, bầm da. Vì vậy, cần chườm túi đá lạnh để giảm sưng, đau. Lưu ý không để nước rơi vào vết chỉ khâu.

Tránh vận động

Mọi cử động mạnh quá sức sau khi nâng mũi cần dừng lại khoảng hơn 1 tuần. Cụ thể không nên chạy nhảy, tập thể dục, bơi lội…

Không sờ lên mũi

Không sờ mũi để tránh lệch sóng

Nhiều người thường có thói quen chạm tay lên mũi hay ngoáy mũi. Nhưng khi vừa mới phẫu thuật, phải cẩn thận không nên vô ý động chạm đến khu vực “cấm địa” này. Kể cả sờ nhẹ, chạm lên mũi cũng không nên vì tay luôn có nhiều vi khuẩn, không nên để mũi dính lên mũi.

Ngủ đúng tư thế

Tư thế ngủ rất quan trọng sau khi nâng mũi, tránh nằm nghiêng, nằm sấp tạo áp lực. Trong những trường hợp vô thức, không kiểm soát được cơ thể thì các bạn nên dùng vật cản để cố định phần đầu.

Kiêng ăn

Những thực phẩm “cấm kỵ” khi có vết thương hở trên da cần tránh như hải sản, đồ nếp, rau muống, thịt gà, thịt bò, thức ăn cay nóng, chất kích thích… nên kiêng ít nhất là 1 tháng.

Bổ sung dinh dưỡng

Mới phẫu thuật, nên tránh ăn thức ăn cứng, nhai lâu bởi cơ hàm có thể tác động đến độ cố định sóng mũi. Thức ăn mềm như cháo loãng, súp rau củ, sữa… sẽ phù hợp hơn. Bên cạnh đó, các bạn nên cung cấp nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin, các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự sưng viêm.

Uống thuốc và tái khám

Thuốc do bác sĩ kê đơn có tác dụng hỗ trợ phục hồi vết phẫu thuật, ngừa viêm nhiễm, giảm cơn đau nên cần được uống đúng cữ. Và đặc biệt là tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi.

Qua thắc mắc nâng mũi có được ngáp không, bài viết đã trả lời giúp bạn nhiều vấn đề chăm sóc mũi sau khi nâng. Thực hiện đúng như hướng dẫn thì đảm bảo chúng ta sẽ mau chóng sở hữu chiếc mũi “thần thánh”.

Xem thêm:

Khi nào thì nên tháo mũi đã nâng? Tháo nâng mũi có dễ không?

Nâng mũi có được cười không? Các hoạt động cần kiêng kèm theo

Sau khi nâng mũi có đeo khẩu trang được không? Nên lưu ý những gì?

Tháo Nẹp Mũi Tại Nhà – Có Nên Hay Không?

Nâng mũi xong có được nằm nghiêng, lời khuyên của chuyên gia

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan