Khi nào thì nên tháo mũi đã nâng? Tháo nâng mũi có dễ không?


Phẫu thuật thẩm mỹ cũng là một con dao hai lưỡi, có một số trường hợp khách hàng phải tháo mũi đã nâng trong một thời gian ngắn. Vậy nguyên nhân khiến chúng ta phải tháo mũi sau khi nâng và tháo xong có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Vì sao cần phải tháo mũi đã nâng?

Nếu như mũi của bạn đang gặp phải một trong những trường hợp sau đây thì hãy tìm đến bệnh viện thẩm mỹ để có giải pháp khắc phục ngay lập tức.

  1. Chất liệu sụn không tương thích với cơ thể

Đây là trường hợp phổ biến khiến nhiều người phải tháo mũi đã nâng ngay lập tức. Lý do là bởi khi đưa những chất liệu sụn nâng mũi kém chất lượng vào bên trong khoang mũi, cơ thể không tiếp nhận với chất liệu này và liên tục gây ra những phản ứng đào thải, tạo ra những mô xơ cứng bao bọc phần sụn gây nên tình trạng căng cứng, đau nhức, sưng tấy kéo dài,…

Trường hợp này không chỉ gặp ở những bạn sử dụng sụn nhân tạo mà ngay cả khi bạn sử dụng sụn tự thân (sụn sườn, sụn vách ngăn). Nếu như bác sĩ thực hiện không có chuyên môn, không tính toán đủ số lượng sụn cho vào sẽ gặp phải tình trạng co rút bởi sụn sẽ bị cơ thể hấp thụ một lượng nhỏ sau một khoảng thời gian nhất định.

  1. Vùng da đầu mũi mỏng, chất liệu độn quá cứng

Bởi vì khi vùng da mũi của bạn quá mỏng nhưng bác sĩ lại thực hiện nâng quá cao, phần sụn nhân tạo sẽ luôn tì đè, tác động trực tiếp lên phần da đầu mũi gây bào mòn, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng lộ sống mũi, nhẹ thì bóng đỏ đầu mũi, nặng thì thủng da đầu mũi.

Trường hợp này đã xảy ra với không ít người. Đã rất nhiều người sau khi nâng mũi một thời gian, khoảng 6 tháng đến 1 năm sẽ phải tháo bỏ chất liệu sụn ngay lập tức. Chính vì vậy, khi da đầu mũi quá mỏng, bạn sẽ cần lựa chọn cho mình phương pháp nâng mũi bọc sụn hoặc nâng mũi với một độ cao tự nhiên.

  1. Mũi bị biến dạng vẹo lệch

Điều này vẫn không thể tránh khỏi khi bạn thực hiện tại một cơ sở không an toàn, bác sĩ chưa nắm vững chuyên môn cũng như kỹ thuật, dẫn đến tình trạng chất liệu sụn bị đặt sai lệch, chưa đúng vị trí. Có những trường hợp còn lộ hẳn sụn ra ngoài vừa mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng tới cấu trúc mũi.

  1. Nâng mũi quá cao, dáng mũi không phù hợp với gương mặt

Rất nhiều bạn phải tiến hành tháo bỏ chất liệu sụn nâng mũi ngay sau khi nâng bởi nghĩ nâng càng cao càng đẹp. Phần lớn người Việt Nam đều sở hữu đôi mắt nhỏ, không sâu như người châu Âu, gương mặt bầu bĩnh. Vậy nên nếu chiếc mũi được kéo lên cao quá trông sẽ rất kệch cỡm, không cân đối.

Không chỉ vậy nâng mũi bị cao quá còn rất dễ làm cho da đầu mũi có xu hướng bị thủng, đầu mũi bị nghiêng lệch, méo vẹo, tụt sụn, lộ sụn,.. Chính vì vậy, một chiếc mũi thực sự đẹp khi nó phù hợp với các đường nét khác trên gương mặt chứ không phải mũi cứ cao là sẽ sang.

  1. Nhiễm trùng, hoạt tử

 

Mũi bị hoại tử là trường hợp nặng nhất do phẫu thuật nâng mũi.
Mũi bị hoại tử là trường hợp nặng nhất do phẫu thuật nâng mũi.

Đây là biến chứng nặng nhất và nguy hiểm nhất mà bệnh nhân có thể gặp phải. Mũi sau khi nâng có tình trạng bị nhiễm trùng, mưng mủ và nặng hơn là hoại tử phần mũi giải phẫu. vì đó, thủ pháp tối ưu khi này ấy là lấy sụn ra, vệ sinh và chữa lành chỗ phẫu thuật.

Tháo mũi đã nâng có khó không?

Phẫu thuật tháo chất liệu nâng mũi là kỹ thuật đơn giản nên bạn không cần phải quá lo lắng. Phẫu thuật tháo bỏ chất liệu độn mũi được thực hiện gây tê tại chỗ nên không gây đau đớn gì trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, mức độ đau nhiều hay ít sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào một trong số các yếu tố:

Phẫu thuật tháo mũi cũng sẽ được tiêm thuốc mê để giảm đau.
Phẫu thuật tháo mũi cũng sẽ được tiêm thuốc mê để giảm đau.
  • Sụn tự thân: chất liệu sụn tự thân (sụn sườn, sụn vách ngăn, sụn vành tai) sẽ đau hơn bởi chất liệu sụn này đã bám chặt, liên kết vào các mô vùng mũi. Chưa kể, nếu dáng mũi của bạn trước đó đã được tác động chỉnh sửa vào phần sụn vách ngăn, đầu mũi,… Đặc biệt kĩ thuật tháo sụn sẽ phức tạp hơn. Một số trường hợp phải lột da mũi lên mới có thể đưa được chất liệu sụn ra ngoài.
  • Sụn nhân tạo: kỹ thuật tháo sụn nhân tạo sẽ được thực hiện đơn giản hơn, nên sẽ không đau. Bác sĩ sẽ đưa chất liệu sụn ra ngoài bằng đường mổ cũ trước đó. Do vẫn cần can thiệp cắt mổ, bạn cũng cần thực hiện chế độ kiêng, uống thuốc giảm sưng đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau, sưng nề sau đó.

Thời điểm tốt nhất để bạn không còn lo lắng tháo mũi đã nâng có đau không đó là khoảng thời gian 1 tháng sau khi phẫu thuật. Lúc này, sụn vẫn chưa cố định và liên kết chặt chẽ trong khoang mũi, việc đưa chất liệu sụn ra ngoài sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, bạn sẽ giảm được tình trạng đau đớn. Những trường hợp nâng mũi, sau 1 tháng mới phát hiện ra dấu hiệu biến chứng thì sẽ cần 3-6 tháng để tháo bỏ chất liệu sụn bên trong.

Xem thêm:

Nâng mũi có được cười không? Các hoạt động cần kiêng kèm theo

Sau khi nâng mũi có đeo khẩu trang được không? Nên lưu ý những gì?

Tháo Nẹp Mũi Tại Nhà – Có Nên Hay Không?

Nâng mũi có được khóc không? Những việc không nên làm sau thẩm mỹ

Nâng mũi có được ngáp không? 8 điều cần biết sau khi nâng mũi

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan