Nâng mũi có được khóc không? Những việc không nên làm sau thẩm mỹ


Cảm xúc khi thể hiện trên khuôn mặt là điều thường xuyên diễn ra rất khó kiềm chế. Nhưng nâng mũi có được khóc không? Liệu có ảnh hưởng ra sao khi chúng ta khóc hoặc cười? Xem những thông tin sau để hiểu rõ cặn kẽ hơn.

Nâng mũi có được khóc không? Có được cười không? Tại sao?

Nâng mũi xong có nên khóc không?

Trong số những vấn đề nâng mũi, hậu phẫu luôn là mối bận tâm lớn nhất, chẳng hạn như nâng mũi có được khóc không, nâng mũi kiêng những gì… Theo ý kiến của các chuyên gia, sau khi nâng mũi không nên biểu lộ cảm xúc quá nhiều, cụ thể khóc hay cười đều cần hạn chế.

Nâng mũi có được khóc không?
Nâng mũi có được khóc không?

Sở dĩ sau khi nâng mũi không nên khóc là bởi có nhiều lý do gây ảnh hưởng đến sóng mũi, chẳng hạn như:

– Khi khóc, các cơ ở vùng mắt và miệng sẽ gián tiếp liên kết đến các vùng cơ xung quanh, kể cả vùng má, cằm và đặc biệt là mũi nên sẽ ảnh hưởng đến khu vực phẫu thuật vừa mới thực hiện.

– Sau khi nâng mũi, các bác sĩ hay căn dặn không nên để nước chạm vào đường phẫu thuật, đặc biệt là nước mắt rơi trúng mũi có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.

– Một số trường hợp, khi khóc quá nhiều làm cho dịch nước mũi chảy ra sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Trong trường hợp nặng nhất gây đau đớn, sưng nề mũi hoặc chảy máu, ẩm ướt viêm nhiễm nặng.

Không khóc thì cười được không?

Biểu lộ cảm xúc cười nói mỗi ngày diễn ra thường xuyên, kể cả sau khi nâng mũi cũng khó tránh khỏi. Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể cười nói thông thường. Tuy nhiên, để giúp mũi mau chóng hồi phục, tránh những tổn thương thì tốt nhất nên hạn chế cười nhiều lần và cười lớn.

Tuy nhiên, việc khóc hay cười rất khó kiểm soát, nhưng bắt buộc phải kiêng trong vài ngày. Nhiều bác sĩ tư vấn sau khi nâng mũi, trong 10 ngày không nên khóc hay cười nhiều. Cho đến khi ổn định trong vòng 1 tháng cũng nên hạn chế, sau đó có thể sinh hoạt bình thường.

Chăm sóc mũi như thế nào sau khi nâng?

Nâng mũi có được khóc không? Câu trả lời đã giúp chúng ta an tâm hơn phần nào. Bên cạnh đó còn một số vấn đề cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, một số điều quan trọng nhất phải kể đến:

Vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày
Vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày

Cắt chỉ, hút dịch và tái khám:

Thông thường sau khi nâng mũi khoảng hơn 1 tuần sẽ cắt chỉ. Ngoài ra, khoảng 1-2 ngày sau khi phẫu thuật có thể đi hút dịch để mũi khô thoáng, sạch sẽ tránh nhiễm trùng.

Chăm sóc vết phẫu thuật:

Mũi bị sưng bầm là điều diễn ra phổ biến sau khi phẫu thuật khoảng 2-3 ngày. Để ngăn chặn tình trạng này, các bạn cần chườm lạnh để giảm sưng, đồng thời uống thuốc kháng sinh theo đơn kê để giảm đau, nhức khó chịu.

Vệ sinh mũi sạch sẽ:

Mỗi ngày vệ sinh mũi khoảng 2-3 lần để mũi không bị rỉ máu, luôn sạch sẽ giúp mũi nhanh lành và ổn định, không nên để nhiễm bẩn.

Kiêng ăn một số thực phẩm:

Những thực phẩm có tác động xấu đến mũi như hải sản, thịt gà, thịt bò, xôi nếp, rau muống, rượu, bia, cà phê… nên kiêng ít nhất khoảng 1 tháng. Những người có cơ địa dữ nên kiêng lâu hơn.

Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng:

Để giúp nhanh lành da, phòng ngừa nhiễm trùng, chúng ta nên bồi bổ cơ thể sau khi phẫu thuật. Những thực phẩm này nên chứa nhiều vitamin A, B, C, E từ nhiều loại rau, củ, quả, các loại trái cây như cam, bưởi…

Những hoạt động cần kiêng khi nâng mũi?

Không chỉ nâng mũi có được khóc không mà bên cạnh đó còn một số hoạt động nên kiêng.

Những vận động tuyệt đối nên hạn chế sau khi nâng mũi

Tránh vận động mạnh sau khi nâng mũi
Tránh vận động mạnh sau khi nâng mũi

– Không được vận động mạnh để tránh đổ mồ hôi có thể khiến cho mũi bị nhiễm khuẩn.

– Không nên sờ hay lắc mạnh mũi, bởi tay có nhiều vi khuẩn, đồng thời sờ nhiều sẽ làm lệch sóng.

– Khi nằm ngủ nên chú ý không được nghiêng người qua một bên, cố gắng nằm ngửa đúng tư thế. Đến khi tháo nẹp sẽ thoải mái hơn trong việc nằm, nhưng vẫn nên chú ý không nên nằm sấp để tránh tuyệt đối va chạm đến mũi.

– Không nên sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, nên nghỉ ngơi, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc.

– Không nên cúi người, lắc đầu, gật đầu quá mạnh. Những hành động này sẽ khiến cho mũi bị chảy dịch, nặng hơn là tụt sụn nâng ảnh hưởng đến form mũi nghiêm trọng.

– Kiêng tập thể dục, tham gia các bộ môn như bơi lội, nhảy dây, gym, dance, boxing…

– Khi ra ngoài nhớ che kỹ, nhưng hạn chế đeo kính đè nặng lên sóng mũi.

Ngủ đúng tư thế để tránh va chạm mũi
Ngủ đúng tư thế để tránh va chạm mũi

Lưu ý quan trọng

Chế độ hậu phẫu quyết định rất lớn đến kết quả thẩm mỹ có thành công hay không. Vì vậy, các bạn nên cố gắng thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ để tránh bị biến chứng. Nhiều trường hợp bị tụt sụn, lệch sóng do va chạm gây nên.

Những thông tin này đã giúp bạn làm rõ vấn đề nâng mũi có được khóc không. Bên cạnh đó, những chia sẻ về chế độ chăm sóc hậu phẫu sẽ phần nào giúp các bạn bảo vệ tốt chiếc mũi xinh xắn của mình, chờ đợi kết quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất.

Xem thêm:

Khi nào thì nên tháo mũi đã nâng? Tháo nâng mũi có dễ không?

Nâng mũi có được cười không? Các hoạt động cần kiêng kèm theo

Sau khi nâng mũi có đeo khẩu trang được không? Nên lưu ý những gì?

Nâng mũi có được ngáp không? 8 điều cần biết sau khi nâng mũi

Nâng mũi xong có được nằm nghiêng, lời khuyên của chuyên gia

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan