Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi và cách xử lý


Với những người lần đầu phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và nâng mũi nói riêng, cảm giác băn khoăn lo lắng sau thực hiện là điều rất bình thường. Không chỉ lo lắng kết quả thẩm mỹ, không ít người cũng quan tâm rằng: đâu là những biểu hiện bình thường, đâu là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Sau khi nâng mũi thì sẽ bị gì?

Nâng mũi về bản chất vẫn là một dạng tổn thương, nên sẽ xuất hiện những biểu hiện khác biệt trong ít nhất từ 1 tuần đến hơn 1 tháng.

Biểu hiện bình thường sau nâng mũi
Biểu hiện bình thường sau nâng mũi

Đầu và sống mũi sưng to

Như một biểu hiện chung của tổn thương và chấn thương, bộ phận sau phẫu thuật thường sẽ bị sưng to hơn mức bình thường. Đặc biệt khi tháo băng nẹp xong đầu mũi sẽ trở nên to bất thường và không cân đối với sống mũi.

Đây là điểm chung của hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể người, và đây là điều rất bình thường. Đặc biệt ở vùng cơ thể có chất liệu mới được đưa vào sẽ có những phản ứng đào thải hoặc tiếp nhận tự nhiên.

Hồng Quế là một trong những người nổi tiếng đã tìm đến nâng mũi
Hồng Quế là một trong những người nổi tiếng đã tìm đến nâng mũi

Sau tầm khoảng 15 ngày đến 1 tháng, mũi sẽ thon gọn về dáng đã được căn chỉnh từ trước khi phẫu thuật. Hãy yên tâm nhé!

Quầng thâm và bầm tím xuất hiện

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã kết hợp cách rạch và chèn sụn vào 1 đường giữa 2 lỗ mũi (ở nâng mũi bọc sụn đơn giản). Hoặc can thiệp vào các phần khác như vách ngăn, xương đầu mũi, cánh mũi… với sửa mũi cấu trúc. Vì thế sẽ xuất hiện những dấu bầm tím ở sống mũi và quầng mắt sau nâng mũi.

Đây là biểu hiện hết sức bình thường và không phải là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi.

Đau nhức ở vùng mũi, xoang, mắt

Dù khi phẫu thuật bạn sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau, nhưng khi thuốc hết tác dụng thì cảm giác đau nhức nặng nề sẽ dần xuất hiện. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong ít nhất một khoảng thời gian.

Mũi tiết dịch

Một tác dụng kèm theo đó là mũi tiết dịch hoặc có hiện tượng nghẹt mũi gây khó thở. Chỉ cần dùng băng gạc hoặc giấy sạch thấm dịch, hoặc để bác sĩ hút sạch nếu phần dịch mũi tiết nhiều hơn. Sau phẫu thuật tầm nửa ngày đầu nên thở bằng miệng là tốt nhất.

Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Vết bầm tím và chỗ sưng to không giảm dần theo thời gian

Như đã nói ở trên, việc cắt rạch da, chỉ khâu và “vật thể mới” từ thẩm mỹ sẽ khiến vùng phẫu thuật có biểu hiện sưng viêm. Thời gian kéo dài sẽ từ 2-7 ngày đến dưới 1 tháng rồi chấm dứt. Tùy vào cơ địa vết thương có mau lành, cơ địa sẹo có lồi hay không, và chế độ chăm sóc nghỉ dưỡng như thế nào… Thì quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn hay không.

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Tuy nhiên nếu mũi sưng bầm lâu hơn bình thường mà vẫn không giảm… Đây là một dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi.

Chảy dịch mũi hay đau nhức kéo dài

Nếu máu, mủ hay dịch mũi vẫn tiếp tục chảy sau khi vết thương đã được băng bó từ nửa tiếng đến một tiếng, bạn nên ngay lập tức quay lại cho bác sĩ kiểm tra. Điều này có thể là biểu hiện của các vi khuẩn có hại đã xâm nhập vào vết thương, có thể đến từ các nguyên nhân:

– Băng bó không đúng cách

– Nhiễm trùng do phẫu thuật

– Việc sát khuẩn sau phẫu thuật không đảm bảo vô trùng

Mũi lệch, méo

Nếu sau nâng mũi một khoảng thời gian mà bạn vẫn cảm thấy đau nhức, mũi thấy rõ méo lệch hoặc đầu mũi lộ sóng… Mà không do chấn thương thì đó là do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc sử dụng sụn mũi kém chất lượng dẫn đến nhiễm trùng.

Dù lý do là vì đã xảy ra va chạm vào vùng mũi khi mũi chưa ổn định, hay không có tác nhân gì đặc biệt. Thì việc khẩn cấp cần làm đó là ngay lập tức quay lại bệnh viện thẩm mỹ để bác sĩ xem xét và xử lý kịp thời.

Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, bạn cần quay lại trung tâm nơi đã thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Mũi cần được làm sạch, loại bỏ phần máu, mủ và dịch, sau đó được băng bó cẩn thận và vô trùng. Nếu mũi nhiễm trùng do kỹ thuật sửa mũi không tốt, cần cân nhắc chỉnh sửa hoặc tháo ra hoàn toàn để đảm bảo an toàn. Chăm sóc mũi và dùng thuốc kháng sinh chống viêm theo chỉ định của trung tâm.

Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mũi
Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mũi

Lưu ý chăm sóc vết thương sau nâng mũi để không bị nhiễm trùng

  • Giữ vết thương khô ráo, không đụng nước, mỹ phẩm hay các chất tẩy rửa mạnh.
  • Chỉ lau rửa nhẹ nhàng bằng bông tăm thấm nước muối sinh lý.
  • Tránh vận động mạnh hay va chạm vào vùng mũi trong vòng 1 tuần đầu tiên đến 1 tháng. Có thể di chuyển nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Bổ sung đủ nước và cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho việc phục hồi.
  • Tuyệt đối không dùng thức ăn có nguy cơ ảnh hưởng vết thương như nếp, rau muống, thịt bò, hải sản.
  • Không sử dụng chất kích thích trong khoảng 1 tháng đầu sau phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc và tái khám theo đúng chỉ dẫn.

Trên đây là những biểu hiện bình thường hay dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, cũng những cách xử lý cơ bản bạn nên lưu ý. Chúc bạn có được những kinh nghiệm cần thiết để có được chiếc mũi hoàn hảo nhất.

Xem thêm:

Nâng Mũi Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Xóa bỏ âu lo về tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi

Sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi phải làm sao?

Nâng mũi đầu mũi bị cứng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên Nhân Và Cách Làm Giảm Đầu Mũi Bị Sưng Hậu Phẫu Thuật

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan