Nâng mũi đầu mũi bị cứng: Nguyên nhân và cách khắc phục


Những năm gần đây, nâng mũi là xu hướng làm đẹp rất được ưa chuộng, giúp cải thiện hiệu quả các khuyết điểm của mũi, mang đến chiếc mũi cao, thon gọn và đầy thu hút. Thế nhưng có nhiều trường hợp nâng mũi đầu mũi bị cứng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sức khỏe. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục như thế nào? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây nhé!

Một chiếc mũi cao, thanh tú sẽ giúp khuôn mặt tươi sáng hơn rất nhiều
Một chiếc mũi cao, thanh tú sẽ giúp khuôn mặt tươi sáng hơn rất nhiều

Tình trạng nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là như thế nào?

Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là một biến chứng xảy ra sau khi phẫu thuật nâng mũi. Trong một số trường hợp, sụn nâng mũi có thể đâm thủng da mũi để bộc lộ hẳn ra bên ngoài. Và cũng một số trường hợp vật liệu độn chưa lộ ra bên ngoài. Những trường hợp này thường đi kèm hiện tượng bóng đỏ đầu mũi, có thể chảy dịch và tắc nghẽn mũi, mang đến cảm giác đau nhức, khó chịu.

Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng nguy hiểm
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân khiến nâng mũi đầu mũi bị cứng, bị lòi sụn

Theo các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu mũi bị cứng sau khi nâng xong, trong đó có thể kể đến như:

Cơ sở kém chất lượng:

Hiện nay có rất nhiều spa, cơ sở thẩm mỹ thực hiện nâng mũi mà không hề có giấy phép hoạt động, không đảm bảo về chuyên môn lẫn vật chất, từ đó dễ dẫn đến những biến chứng không mong muốn sau khi nâng mũi.

Chất liệu sụn nhân tạo

  • Chất liệu không đảm bảo: Thông thường, khoảng 3 tuần sau khi nâng mũi, sụn có thể tạo ra những liên kết tương đối bền chặt với cơ thể. Tuy nhiên, nếu bác sĩ sử dụng sụn nhân tạo không đảm bảo chất lượng thì rất dễ xảy ra biến chứng như: mũi sưng đỏ, đầu mũi bị cứng, lồi sụn,…
  • Do bao xơ quanh sụn: Sau khi nâng mũi, nếu bao xơ co thắt quanh sụn có thể dẫn đến tình trạng đầu mũi bị cứng và kèm theo hiện tượng sưng đỏ, đau nhức, có dấu hiệu lòi sụn.

Bác sĩ tay nghề kém

Việc xuất hiện tình trạng đầu mũi bị cứng sau khi nâng xong cũng bắt nguồn từ tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ. Nếu bác sĩ tay nghề còn non kém, thực hiện thao tác không chuẩn xác sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm chứ không riêng gì tình trạng đầu mũi bị cứng.

Nâng mũi bởi bác sĩ tay nghề kém có thể gây ra nhiều biến chứng
Nâng mũi bởi bác sĩ tay nghề kém có thể gây ra nhiều biến chứng

Cơ địa khách hàng

Một số khách hàng có cơ địa không phù hợp với chất liệu độn, có tính tự đào thải thì khi đưa sụn vào cơ thể sẽ gây nên phản ứng sưng nề, đầu mũi bị cứng kéo dài.

Cách khắc phục tình trạng đầu mũi bị cứng,lòi sụn sau khi nâng mũi

Để khắc phục tình trạng đầu mũi bị cứng hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn phải tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân, từ đó mới đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp đối với tình trạng của bạn. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể tham khảo:

  • Trường hợp đầu mũi bị cứng sau khi nâng mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ giỏi để phẫu thuật lấy sụn ra ngoài, giải phóng bao xơ trong mũi, không nên để lâu để tránh những nguy hiểm khôn lường có thể xảy ra.
  • Trường hợp mũi bị biến chứng nặng thì buộc phải thực hiện tái phẫu thuật mới có thể khắc phục triệt để. Tuy nhiên, vì mũi đã bị tổn thương nên rất nhạy cảm và khó khắc phục, việc tái phẫu thuật mũi đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi và giàu kinh nghiệm thực tế.
  • Trường hợp do cơ địa tự đào thải chất liệu sụn ra ngoài thì nên tháo sụn nhân tạo ra càng sớm càng tốt. Để nâng mũi tốt nhất trong trường hợp này thì nên sử dụng sụn tự thân.

Làm cách nào để ngăn ngừa đầu mũi bị cứng sau khi nâng?

Để không gặp phải tình trạng đầu mũi bị cứng sau khi nâng mũi thì bạn cần lưu ý đến 3 yếu tố sau:

Cơ sở thực hiện

Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, đáp ứng đầy đủ các yếu tố: bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ thẩm mỹ hiện đại, sử dụng sụn chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; phòng phẫu thuật đảm bảo vô trùng – vô khuẩn tuyệt đối; dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, hướng dẫn tận tình cách chăm sóc hậu phẫu cho khách hàng, áp dụng chính sách bảo hành lâu dài.

Uống thuốc và tái khám

Thực hiện uống thuốc và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm sưng, đau. Tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sau khi nâng mũi. Nếu trong thời gian chờ mũi hồi phục mà thấy có dấu hiệu bất thường nào thì cần tới gặp bác sĩ ngay để thăm khám và khắc phục kịp thời.

Chăm sóc, vệ sinh mũi

Chú trọng việc vệ sinh, chăm sóc mũi sau khi nâng. Không được để mũi chạm nước, chỉ vệ sinh cho mũi bằng cách dùng bông hoặc gạc sạch thấm vào nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng. Không động chạm, tác động lực vào vùng mũi khi chưa ổn định. Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kiêng cử theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung nhiều rau xanh để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nâng mũi

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nâng mũi đầu mũi bị cứng hiệu quả. Chúc bạn sớm sở hữu chiếc mũi cao, thon gọn và đẹp tự nhiên như mong muốn.

Xem thêm:

Nâng Mũi Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Xóa bỏ âu lo về tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi

Phẫu thuật nâng mũi bị cao quá phải làm sao?

Sau khi nâng mũi bị chảy nước mũi có sao không? Cách xử lý

Nguyên Nhân Và Cách Làm Giảm Đầu Mũi Bị Sưng Hậu Phẫu Thuật

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan