Nâng Mũi Nên Uống Thuốc Gì Và Các Vấn Đề Liên Quan


Câu hỏi nâng mũi nên uống thuốc gì luôn được nhiều người ngỏ ý băn khoăn. Nếu dùng đúng sẽ mang tới hiệu quả nhanh, ngược lại dùng sai sẽ mang tới ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Hãy tìm hiểu bài viết về nâng mũi nên uống thuốc gì ngay sau đây nhé.

Vì sao phải uống thuốc sau khi phẫu thuật nâng mũi

Phẫu thuật nâng mũi không phải việc gì quá xa lạ đối với thời đại hiện nay. Việc thẩm mỹ giúp bạn có thể sở hữu dáng mũi cao, thon gọn chạm đến vẻ đẹp hoàn mỹ. Tuy nhiên không phải cứ phẫu thuật xong bạn đã có thể thấy ngay hiệu quả. Cần phải có thời gian nhất định để mũi định hình và ổn định cấu trúc. Trong thời gian này cần sự chăm sóc đặc biệt và sử dụng thuốc đúng cách.

Thẩm mỹ giúp bạn sở hữu dáng mũi cao, thon gọn chạm đến vẻ đẹp hoàn mỹ
Thẩm mỹ giúp bạn sở hữu dáng mũi cao, thon gọn chạm đến vẻ đẹp hoàn mỹ

Tại sao lại nói như vậy? Các loại thuốc sau phẫu thuật đặc biệt thuốc uống có tác dụng nhanh đến vết thương. Từ đó hỗ trợ giảm các biến chứng như nhiễm trùng, sưng viêm dạng nặng. Nếu không chú ý uống thuốc, bạn sẽ phải đối mặt với cơn đau nhức hoặc viêm sưng.

Nâng mũi nên uống thuốc gì để nhanh lành vết phẫu thuật

Nhiều người vẫn luôn băn khoăn nâng mũi nên uống thuốc gì để nhanh lành vết phẫu thuật. Đừng quá lo lắng, bác sĩ sẽ kê riêng cho bạn đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng chi tiết. Trong đó có hai loại thuốc cần có sau đây.

Các loại thuốc kháng sinh – không thể thiếu hậu phẫu thuật

Hiện nay trong tất cả các đơn thuốc được kê sau quá trình phẫu thuật luôn có loại thuốc kháng sinh. Loại thuốc này bao gồm hai loại có tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Một loại là thuốc kháng sinh chống tình trạng sưng tấy sau phẫu thuật. Thuốc này sẽ giúp bạn giảm nhanh và phòng ngừa các triệu chứng phù nề toàn bộ gương mặt.

Thuốc kháng sinh không thể thiếu trong đơn thuốc sau nâng mũi
Thuốc kháng sinh không thể thiếu trong đơn thuốc sau nâng mũi

Loại thuốc kháng sinh thứ hai chính là thuốc chống viêm nhiễm, nhiễm trùng do vi khuẩn. Sau khi uống kháng sinh này, bạn có thể loại trừ các trường hợp xuất hiện mủ, chảy dịch trong mũi bất thường. Mỗi loại thuốc kháng sinh đều có công ty sản xuất khác nhau. Dựa vào tình trạng cơ thể mà bác sĩ sẽ kê riêng từng loại thuốc. Như vậy sẽ giảm tỷ lệ sốc thuốc, kháng thuốc về lâu dài.

Thuốc giảm đau – giảm sự khó chịu sau phẫu thuật

Nếu hậu phẫu thuật nâng mũi không có sự góp mặt của thuốc giảm đau quả là cơn ác mộng. Cho dù ngày nay nâng mũi không được xem là đại phẫu thuật nhưng vẫn là sử dụng dao kéo vào cơ thể. Sau khi nâng mũi sẽ để lại vết thương trên mũi cần thời gian ổn định, trở lại trạng thái ban đầu.

Sau nâng mũi cần dùng thuốc giảm đau để giảm thiểu sự khó chịu
Sau nâng mũi cần dùng thuốc giảm đau để giảm thiểu sự khó chịu

Trong thời gian này, tùy theo cơ địa và độ phức tạp của nâng mũi mà cơn đau có thể nhiều hay ít. Nhiều người đã từng phải đến bác sĩ khi liên tục cảm thấy đau nhức vùng mũi. Do vậy, thuốc giảm đau thật sự cần thiết trong đơn thuốc hậu nâng mũi.

Cách kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc hiệu cho hiệu quả tốt nhất

Ngoài hai loại thuốc uống kể trên, trong đơn không thể thiếu các loại thuốc bôi ngoài da. Bao gồm nước muối sinh lý, thuốc đỏ, thuốc mỡ…và các loại thuốc bôi chống sẹo hậu phẫu thuật. Sử dụng đúng và kết hợp giữa thuốc uống và dạng thuốc bôi giúp cho kết quả nâng mũi thêm hoàn mỹ. Bạn sẽ loại trừ được nguy cơ thâm sẹo, nhiễm trùng, sưng đỏ…. Vậy cách sử dụng như thế nào thì hợp lý?

Đa số các trường hợp nâng mũi đều sẽ có tiết dịch lỏng, đôi khi có thể là máu nhạt. Nhất là vùng chỉ khâu trên mũi. Bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý thấm đều vào bông gạt, lau nhẹ trên tất cả vùng mũi để lấy đi bụi bẩn, dịch máu là được. Sau đó chấm thuốc đỏ, thuốc mỡ lên da. Cuối cùng, đừng quên bôi các loại thuốc dưỡng da, phòng tránh để lại sẹo nhé.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc uống sau nâng mũi

Sau khi nắm vững hai loại thuốc uống và các kết hợp thuốc bôi sao cho đạt hiệu quả cao. Bài viết sẽ cung cấp với bạn 4 lưu ý dành riêng cho việc sử dụng thuốc uống. Hãy ghi chú lại 4 chú ý này né, chắc chắn sẽ giúp đỡ cho bạn trong việc sử dụng thuốc hậu phẫu thuật nâng mũi đấy.

  • Không tự ý mua thuốc: Các dạng thuốc kháng sinh hay giảm đau đều phải phù hợp với tình trạng cơ thể. Nếu dùng tràn lan, bừa bãi sẽ gây tác dụng phụ. Thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ kháng thuốc vô cùng nguy hiểm.
  • Dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn: Nhất định không tự ý tăng, giảm liều thuốc. Chằng hạn như nhiều người tự ý tăng liều thuốc giảm đau với mong muốn giảm đau nhức nhanh hơn. Cuối cùng lại xảy đến tác dụng phụ như nhức đầu hay buồn nôn.
  • Tuân thủ đúng thời gian uống thuốc: Hãy bỏ suy nghĩ uống thuốc khi nào cũng được miễn đủ liều trong ngày. Nhiều loại thuốc có chỉ định riêng không thể phá vỡ. Chẳng hạn như chỉ định dùng thuốc sau bữa ăn song bạn lại uống trước bữa ăn. Các chất trong thuốc sẽ tác động lên thành dạ dày từ đó gây tác dụng phụ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc trị bệnh: Nếu người có tiền sử bệnh cần dùng thuốc đặc trị thường xuyên, bạn nên thông báo với bác sĩ. Người có chuyên môn sẽ cho bạn biết dùng kết hợp thuốc trị bệnh và thuốc uống sau nâng mũi có được hay không. Như vậy sẽ trán nguy cơ đối thuốc, gây sốc hoặc ảnh hưởng đến dược liệu thuốc.

Thực đơn ăn uống- bộ đôi hoàn hảo với uống thuốc

Bên cạnh đó, tuyệt đối tránh xa thức ăn như thịt bò, đồ ăn từ bột nếp, rau muống, hải sản. Nếu sử dụng loại thực phẩm này, vết phẫu thuật có thể để lại sẹo thâm, sẹo lồi đấy nhé. Dưới đây là nhóm thực phẩm nên bổ sung và thực đơn.

  • Nhóm thức ăn bổ sung vitamin: Vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lành sẹo phẫu thuật. Đặc biệt là loại vitamin E có trong các loại thức ăn tự nhiên. Chẳng hạn như quả bơ, các loại hạt như hướng dương, bí và dầu ô liu.
  • Nhóm thức ăn giàu chất xơ: Các loại rau củ quả có màu đậm đều chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Chẳng hạn như rau diếp cá, rau bina,…và loại củ như khoai lang khoai tây. Sử dụng chất xơ giúp điều tiết hệ tiêu hóa tốt hơn và đặc biệt góp phần vào việc làm đông máu nhanh hơn.
Chất xơ góp phần vào việc làm đông máu nhanh hơn
Chất xơ góp phần vào việc làm đông máu nhanh hơn
  • Nhóm chất béo thực vật: so với chất béo từ động vật thì thực vật tăng khả năng hấp thụ hơn hẳn. Sử dụng các loại dầu từ hạt hướng dương, đậu nành,… giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất. Như vậy sxe tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể trong hồi phục vết thương
  • Nhóm quả chứa nhiều khoáng chất và vitamin C: Các loại trái như việt quất, mâm xôi, nho, cam,.. giúp bổ sung lượng lớn khoáng chất và vitamin C. Các chất này giúp quá trình liền da, lên da non, hạn chế sẹo diễn ra tốt đẹp.
Trái cây cần bổ sung trong chăm sóc vết thương nâng mũi
Trái cây cần bổ sung trong chăm sóc vết thương nâng mũi
  • Nhóm thức ăn chứa đạm: Mỗi cơ thể cần nguồn đạm nhất định để duy trì năng lượng. Bạn nên ăn các loại thịt heo, trứng, sữa để đảm đảm năng lượng nhé.

Mỗi cơ địa khác nhau sẽ có sự chăm sóc và sử dụng thuốc khác nhau. Song sử dụng thuốc đúng cách cưa bao giờ là phương án thừa để vết thương mau lành. Chắc chắn qua bài viết trên, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi nâng mũi nên uống thuốc gì đã đặt ra ở đầu bài viết.

Xem thêm: 

Giải Đáp Thắc Mắc Nam Giới Có Nên Nâng Mũi Không?

Có nên nâng mũi không và những điều cần biết về nâng mũi

Tại sao nâng mũi không được đeo kính? Hạn chế trong bao lâu?

Tại sao nâng mũi lại kiêng quan hệ? Phải kiêng trong bao lâu?

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan