Nâng mũi bao nhiêu ngày thì hết sưng? Những lưu ý sau khi nâng mũi


Hiện nay nhu cầu làm đẹp thay đổi diện mạo ngày càng phát triển mạnh, nhưng điều mà khiến mọi người đều lo lắng đó chính là “nâng mũi bao nhiêu ngày hết sưng?” Xem bài viết sau, bạn sẽ tìm được câu trả lời của mình ngay.

Nguyên nhân tình trạng sưng sau khi phẫu thuật nâng mũi

Tình trạng sưng sau khi nâng mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể, và sưng lâu ngày hay ngắn ngày phụ thuộc vào cơ địa từng người và trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện phẫu thuật.

Sưng sau khi phẫu thuật là phản ứng tự nhiên của cơ thể
Sưng sau khi phẫu thuật là phản ứng tự nhiên của cơ thể

Cần thời gian bao lâu để phục hồi hoàn toàn và nâng mũi bao nhiêu ngày thì hết sưng?

Quá trình phục hồi sau nâng mũi có thể chia ra những giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 (từ 1-2 ngày sau phẫu thuật): Thời gian này vùng mũi sẽ sưng nhiều nhất. Tùy theo cơ địa mà cũng mắt cũng có thể bị bầm tím, sưng nề. Giai đoạn này nên chườm lạnh thường xuyên để giảm thiểu sưng nề và uống thuốc theo toa của bác sĩ.
  • Giai đoạn 2 (từ 3 – 7 ngày sau phẫu thuật): Vùng tms quanh mắt sẽ dần chuyển sang màu vàng và biến mất. Đến ngày thứ 7 có thể tháo nẹp ra mà không lo sau này mũi bị lệch do tháo nẹp sớm. Ban đầu tháo nẹp sx rất stress vì tình trạng mũi chưa hoàn thiện như mong muốn. Cụ thể, phần sống mũi còn sưng, to và cao. Và đầu mũi cũng to chưa được như ý muốn.
  • Giai đoạn 3 (từ 7 – 14 ngày): Giai đoạn này thì sóng mũi bắt đầu ngót dần và ngày 10 – 14 có thể cắt chỉ. Từ đây có thể sinh hoạt, vận động bình thường. Tuy nhiên vẫn đang trong quá trình hồi phục. Chiếc mũi sẽ thấp và gom nhỏ dần. So từ ngày tháo nẹp cho đến lúc ổn định, chiếc mũi còn thay đổi từ 20-30%

Sự khác nhau giữa người nâng mũi một lần và nhiều lần.

Đối với người nâng mũi lần đầu thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn so với mũi đã được nâng và chỉnh sửa. Nguyên nhân là do chiếc mũi đã từng phẫu thuật cấu trúc mô có sự thay đổi nên lành thương chậm hơn vài tuần so với lần đầu.

Một chiếc mũi ổn định từ 3 – 6 tháng, lúc này chiếc mũi mới thực sự hoàn hảo như ý muốn. Nếu cần chỉnh sửa mũi thì chỉ nên tiến hành từ tháng thứ 6 sau phẫu thuật vì lúc đó cấu trúc mũi mới trở về trạng thái ổn định, lúc này sự thay đổi và can thiệp sẽ an toàn và mang lại hiệu quả tốt hơn

Công nghệ nâng mũi S line đang được nhiều người tìm đến hiện nay
Công nghệ nâng mũi S line đang được nhiều người tìm đến hiện nay

Lưu ý sau khi nâng mũi

Nếu được hỏi “Nâng mũi bao nhiêu ngày hết sưng” thì đây là câu trả lời được các chuyên gia đưa ra: “Thời gian phục hồi sau khi nâng mũi phụ thuộc từng cơ địa cũng như chế độ chăm sóc hậu phẫu”. Do vậy mọi người nên dành thời gian chăm sóc cho mũi thời kì hậu phẫu, để đạt kết quả tối ưu nhất trong một lần.

Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

Thông thường sau mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác trong quá trình hậu phẫu.

  • Đơn thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể cùng thời gian uống, bạn nên uống thuốc đều đặn, đúng giờ để giúp giảm đau, giúp vết thương mau lành hơn.
  • Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ: Thời gian tháo nẹp từ 4 – 8 ngày và cắt chỉ vào ngày thứ 8 – 10 ngày tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của vết thương.
  • Thời gian tái khám: Bạn nên đến tái khám thường xuyên, các bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi quá trình lành thương, quá trình ổn định của dáng mũi cũng như tránh được những biến chứng sau nâng
Luôn tuân thủ chỉ định cùa bác sĩ để quá trình hồi phục nhanh hơn
Luôn tuân thủ chỉ định cùa bác sĩ để quá trình hồi phục nhanh hơn

Sự phối hợp giữa bác sĩ – khách hàng chính là nền tảng quan trọng cho một dáng mũi đẹp, an toàn và bền vững theo thời gian. Sau phẫu thuật, vết thương khi chưa lành, dáng mũi chưa ổn định bạn cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ về đơn thuốc đến chế độ ăn uống, sinh hoạt,… để tránh ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ.

Chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp sức khỏe tốt hơn sau một ca phẫu thuật, ngoài ra còn giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn, dáng mũi nhanh đẹp, giảm viêm nhiễm… Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ là tác nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ổn định dáng mũi và tăng các nguy cơ dẫn đến biến chứng ở vết thương sau nâng mũi.

Các thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Các thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
  • Thực phẩm giàu protein: Điển hình như thịt heo, thịt gà, cá sống ở vùng nước ngọt, sữa, trứng… Các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này sẽ tăng cường tái tạo mô hiệu quả cho vết thương nhanh lành.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Trái cây, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má,… những thực phẩm giàu Vitamin A này sẽ giúp làm mềm, làm mờ các vết sẹo nhanh chóng, thẩm mỹ hơn.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ lượng nước hằng ngày sẽ giúp vết thương nhanh chóng phục hồi cũng như tăng cường sức khỏe tốt nhất. Chúng ta chỉ nên uống lượng nước phù hợp với cơ thể của mình, không nên quá ít hoặc quá nhiều.

Nên cung cấp cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu protein sau khi nâng mũi

Lưu ý: Thịt gà, thịt vịt được khuyến khích dùng nhiều vì đây là một trong những thực phẩm giàu protein và vitamin A rất tốt cho cơ thể.

Các thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, ngoài ra bạn nên kiêng cử một số thực phẩm gây ảnh hướng đến vết thương như:

  • Thịt bò: Nên kiêng cử thịt bò trong quá trình lành thương vì có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi.
  • Rau muống: Có tính tăng sinh da thịt làm đầy vết thương, bởi thế nên tránh rau muống vì nó có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương
  • Hải sản: Dễ gây dị ứng vết thương, viêm nhiễm, quá trình hồi phục thương sau phẫu thuật chậm đi.
  • Đồ nếp – đậu phộng: Dễ gây sưng viêm, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình hồi phục và lên da non
  • Đồ lên men: Dưa muối, cà muối là những món ăn khó tiêu hóa, ảnh hưởng rất nhiều trong thời gian cơ thể chưa hồi phục hẳn.
  • Rượu bia: Các thành phần có trong rượu bia làm tăng nguy cơ sưng viêm sau nâng mũi
  • Chất kích thích: Chất kích thích gây dị ứng, viêm, nhiễm trùng vết thương, dễ gặp biến chứng
Rau muống là loại thực phẩm nên kiêng kị sau khi làm phẫu thuật
Rau muống là loại thực phẩm nên kiêng kị sau khi làm phẫu thuật

Vận động sau nâng mũi

Tư thế ngủ đúng cách

Nằm ngủ sai tư thế có thể khiến mũi va chạm với các vật dụng khác trong quá trình nghỉ ngơi. Nằm thẳng là tư thế ngủ tốt nhất sau khi nâng mũi, tư thế này tránh được vấn đề mũi bị va chạm, giúp dáng mũi ổn định.

  • Để tránh việc đổi tư thế khi ngủ say, bạn có thể kê gối ôm 2 bên hoặc sử dụng gối chữ U để cố định.
  • Trước khi ngủ, bạn có thể nằm nghiêng đều về 2 phía, tránh tạo áp lực về một phía ảnh hưởng đến dáng mũi và khiến phần vai gáy thoải mái hơn.

Tập thể dục sau nâng mũi

Nên vận động sau nâng mũi để giúp lưu thông máu tốt hơn cơ thể khỏe khoắn, giảm sưng bầm. Tuy nhiên nên lưu ý cường độ vận động vừa phải để đảm bảo sức khỏe và dáng mũi đẹp:

  • Chi nên vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng trong tuần đầu tiên sau nâng mũi.
  • Chỉ nên tập các môn thể dục nhẹ để tăng cường sức khỏe trong thời gian 2 tuần đầu sau nâng mũi.
  • Sau 2 – 3 tháng mới có thể chơi các môn thể thao vận động mạnh như cầu lông, chạy bộ, bóng chuyền
Vận động cơ thể giúp đảm bảo được sức khỏe và đẩy nhanh quá trình hồi phục
Vận động cơ thể giúp đảm bảo được sức khỏe và đẩy nhanh quá trình hồi phục

Cách chăm sóc hậu phẫu giúp mũi giảm sưng bầm hiệu quả

Đặt ống dẫn lưu

Đối với đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật sẽ tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ là người tư vấn cho bạn có nên thực hiện phương pháp này hay không. Phương pháp này thường áp dụng cho những người có máu loãng, dễ tụ dịch nhằm thoát dịch tốt hơn, tránh sưng bầm tụ dịch.

Uống nước đường ấm sau phẫu thuật

Ngay sau phẫu thuật nâng mũi các bạn nên uống một ly nước đường ấm để cung cấp lại năng lượng cho cơ thể cũng như giảm sưng bầm rất hiệu quả.

Uống thuốc theo đơn chỉ định

Các bạn nên uống thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ, việc này sẽ giúp giảm tình trạng sưng bầm sau nâng mũi hiệu quả. Bên cạnh cũng nên giữ gìn vệ sinh mũi sạch sẽ, khô thoáng.

Chườm lạnh và chườm nóng

  • Chườm lạnh (đá): Sau khi nâng mũi bạn có thể chườm đá để giúp gương mặt giảm sưng. Lưu ý khi chườm đá tránh để nước vào vết thương. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng từ 6 – 12 tiếng sau phẫu thuật.
  • Chườm nóng (lăn trứng gà): Chườm nóng không có tác dụng giảm sưng mà chỉ có tác dụng giảm bầm sau nâng mũi. Sau ngày thứ 4 – 5 khi tháo nẹp mũi, dùng trứng gà để chườm lên các vùng bị bầm.

Với những thông tin trên, hy vọng đã giải đáp cho các bạn thắc mắc về việc “nâng mũi bao nhiêu ngày hết sưng” và “những lưu ý sau khi nâng mũi”. Để hiểu một cách chi tiết nhất về tình trạng của mình, bạn có thể đến với các thẩm mỹ viện uy tín để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn.

Xem thêm bài viết:

Giải Đáp Thắc Mắc – Nâng Mũi Bao Lâu Thì Lành?

Phẫu thuật nâng mũi bao lâu thì được đeo kính?

Sau nâng mũi bao lâu thì đẹp và hoạt động bình thường được?

Sau nâng mũi bao lâu thì được trang điểm?

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan