Nâng mũi S Line tổng hợp câu hỏi liên quan – đầy đủ từ A Đến Z?


Nâng mũi sline để có chiếc mũi cao hợp với tiêu chuẩn vẻ đẹp Việt không phải việc lạ lẫm. Mà mỗi năm số lượng người đăng ký thẩm mỹ ngày càng tăng lên, chưa có dấu hiệu hạ cơn sốt mũi sline. Để mọi người có thông tin trọn vẹn về nâng mũi theo dáng sline bài viết sau sẽ cung cấp từ A đến Z.

Nâng mũi s line là gì?

Kỹ thuật nâng mũi sline bắt nguồn từ “xứ sở Kim Chi”. Mũi dáng s line có độ cong mềm mại tính từ trán, sống mũi, chóp mũi tạo thành độ cong hình chữ S. Nâng mũi sline được yêu thích ở Việt Nam vì phù hợp với tiêu chuẩn dáng mũi của người Việt. Sau khi nâng mũi phải có độ cao, cong, đầu mũi nhỏ, kín thanh thoát.

Mũi dáng s line có độ cong mềm mại, tạo thành độ cong hình chữ S
Mũi dáng s line có độ cong mềm mại, tạo thành độ cong hình chữ S

Những ai có thể dùng phương án nâng mũi s line?

Dáng mũi sline hiện nay đang rất được ưa chuộng ở cả Việt Nam và các nước châu Á. Với công nghệ hiện đại, nâng mũi sline không còn sự giới hạn về đối tượng muốn động chạm thẩm mỹ như trước kia. Nếu như bạn đủ 18 tuổi và có các vấn đề sau đây có thể đăng ký phẫu thuật tại các bệnh viện thẩm mỹ:

  • Dáng mũi to bè, mất cân xứng với gương mặt.
  • Dáng mũi bị nghiêng, vẹo, lệch do tự nhiên hoặc tai nạn.
  • Có dáng mũi cao song sống mũi có phần gãy, chưa đạt độ chuẩn.
  • Người không có sống mũi cao hoặc sống mũi thấp có nhu cầu cải thiện.
Người không có sống mũi cao hoặc sống mũi thấp có thể nâng mũi s line
Người không có sống mũi cao hoặc sống mũi thấp có thể nâng mũi s line

Những ai nên cân nhắc việc sử dụng phương án phẫu thuật nâng mũi

Ngược lại, chúng ta cũng cần nắm được nhóm người không nên sử dụng phương án nâng mũi. Như thế mới có thể bảo đảm an toàn trong quá trình phẫu thuật. Hãy nắm kỹ xem bản thân có thuộc một trong các trường hợp sau hay không nhé.

  • Người có tiền sử tụt/ tăng huyết áp: Đây quả là vấn đề lớn khi tiến hành phẫu thuật. Huyết áp có thể bị tác động bởi thuốc tê trạng thái tâm lý lo lắng mà giảm/ tăng bất thường. Từ đó gây nguy hiểm cho việc phẫu thuật nâng mũi.
Tụt hoặc tăng huyết áp gây nguy hiểm cho việc phẫu thuật nâng mũi
Tụt hoặc tăng huyết áp gây nguy hiểm cho việc phẫu thuật nâng mũi
  • Người bị bệnh liên quan về máu như máu khó đông: Y học hiện nay khuyến nghị nếu người có bệnh về máu không nên thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ. Đặc biệt là bệnh máu khó đông vì sẽ mất máu nhiều trong quá trình nâng mũi.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ: Nâng mũi có thể sử dụng thuốc gây tê có chất không tốt tới thai nhi hoặc nguồn sữa mẹ. Quan trọng hơn, thuốc kháng sinh phải dùng sau phẫu thuật chống chỉ định dùng cho quá trình mang thai vì gây ảnh hưởng đến thai nhi. Dùng kháng sinh khi cho con bú có thể biến đổi chất dinh dưỡng hoặc mất sữa.
  • Tiền sử về bệnh thần kinh, tim mạch nói chung: Người mắc các loại bệnh này không được sử dụng nâng mũi sline vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Hoặc ảnh hưởng tuần hoàn máu tác động xấu đến tim.
  • Người dưới 18 tuổi: Không phải không có lý do mà người dưới 18 tuổi bị hạn chế phẫu thuật thẩm mỹ. Một phần vì các cơ quan, xương cốt chưa thật sự phát triển hoàn chỉnh. Một phần vì hệ thống đề kháng vẫn chưa hoàn thiện. Cho nên người “chưa đủ tuổi công dân” chưa được tự ý đăng ký phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu có phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Có thể sử dụng loại sụn nào để nâng dáng mũi sline?

Hiện nay bạn có thể tùy chọn 2 loại sụn để tiến hành phẫu thuật nâng mũi s line: sụn nhân tạo và sụn tự thân. Mỗi loại sụn đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn có thể căn cứ vào điều kiện cơ thể và kinh tế để chọn loại sụn ưng ý. Sau đây bài viết sẽ đề cập rõ hơn về 2 loại sụn để bạn có thể có cái nhìn tổng quát hơn.

Sử dụng sụn nhân tạo

Đầu tiên là loại sụn nhân tạo được dùng phổ biến. Sụn nhân tạo thường được sản xuất từ các quốc gia lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Sụn được làm bằng chất liệu tự nhiên, có sự đồng nhất với mô cơ thể người để tăng hiệu quả liên kết với cơ thể. Sụn nhân tạo có các ưu điểm lớn sau đây khi sử dụng nâng mũi dáng s line:

  • Tùy ý chỉnh độ nâng, góc nâng phù hợp với mọi dáng mũi.
  • Không cần can thiệp trên bất kỳ bộ phận cơ thể nào khác ngoài mũi.
Một loại sụn nhân tạo sử dụng  trong nâng mũi
Một loại sụn nhân tạo sử dụng  trong nâng mũi

Tuy nhiên, sụn nhân tạo cũng có hạn chế riêng bạn cần biết. Đó chính là khả năng liên kết và đào thải của cơ thể. Dù có chiết suất gần giống với các mô của người song không phải lúc nào sụn cũng phù hợp. Cho nên trường hợp xấu như cơ thể đào thải không phải chuyện hiếm gặp.

Sử dụng sụn tự thân

Sụn tự thân chính là dùng sụn của cơ thể thể tiến hành cấy ghép nâng sống mũi. Sụn tự thân thường được lấy ở vành tai, vách ngăn mũi và sụn ở sườn. Sụn tự thân có ưu điểm lớn nhất chính là hoàn toàn đồng nhất với cơ thể. Từ đó giảm tỷ lệ đào thải xuống thấp nhất, tăng % thành công cho ca nâng mũi.

Tuy nhiên, để có thể lấy được sụn tự thân cần phải tiến hành phẫu thuật ở bộ phận khác trên cơ thể. Và mỗi phần sụn chỉ thích hợp nâng một số vùng của mũi. Chẳng hạn sụn vành tai khá yếu, không thể dùng làm trụ chính nâng đỡ mũi. Ngoài ra, lấy sụn tự thân ở vành tai có thể để lại sẹo hoặc biến dạng vành tai.

Chăm sóc mũi như thế nào sau phẫu thuật nâng mũi sline?

Như đã nói ở trên, kết quả nâng mũi sline có thành công mỹ mãn hay không còn nhờ vào chế độ chăm sóc sức khỏe hậu phẫu. Quá trình này kéo dài dưới 1 tháng để sụn mũi ổn định vùng da lên da non và liền sẹo. Trong đó cần chú ý thực hiện các lưu ý sau

  • Cách giảm sưng đỏ đau nhức: Lấy đá lạnh chườm vào vùng mũi sau khi phẫu thuật. Thực hiện liên tục trong 24 tiếng. Sau đó tiến hành chườm nóng bằng khăn. Lưu ý trong quá trình chườm cần làm nhẹ nhàng, tránh ấn mạnh vào vết thương
  • Uống thuốc theo hướng dẫn: Cần uống đủ thuốc bác sĩ đã kê đơn như giảm đau, kháng sinh, chống phù nề,.. Lưu ý uống đúng giờ, đúng liều theo như chỉ định.
Uống đủ thuốc bác sĩ đã kê đơn, uống đúng giờ, đúng liều theo như chỉ định
Uống đủ thuốc bác sĩ đã kê đơn, uống đúng giờ, đúng liều theo như chỉ định
  • Bôi thuốc ngoài da: Các loại thuốc rửa vết thương như nước muối, thuốc mỡ,…cần được lau rửa nhẹ nhàng. Cần bôi thêm thuốc liền sẹo đặc trị để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo lồi lõm ở vết phẫu thuật.
  • Ăn uống: Thực hiện chế độ kiêng khem thật cẩn thận. Chẳng hạn uống đủ nước lọc, uống thêm nước ép, sinh tố. Ăn nhiều hoa quả và rau củ để bảo đảm năng lượng và giúp nhuận tràng. Kiêng các loại thực phẩm gây sẹo như rau muống, thịt bò, hải sản các loại. Đồng thời tránh ăn ớt, tiêu cùng các loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn.
  • Nghỉ ngơi: Cần tăng cường thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không cần nằm một chỗ mà có thể tập bài thể dục nhẹ. Tránh suy nghĩ căng thẳng hoặc làm việc nặng có thể tiếp xúc vùng mũi.

Nâng mũi sline ở đâu uy tín?

Hiện nay có không ít các nơi phẫu thuật uy tín được khách hàng đánh giá cao về cơ sở vật chất, bác sĩ… Tuy nhiên đồng thời cũng tồn tại nhiều nơi kém chất lượng, chỉ hoạt động theo hình thức chui, cò mồi khách hàng. Địa điểm chất lượng tốt đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ thành công của phẫu thuật nâng mũi sline. Ngược lại, nơi không có chất lượng sẽ khiến khách hàng rơi vào trạng thái nguy khốn cả tiền lẫn sức khỏe.

Vì vậy, bạn cần tỉnh táo để chọn lựa nơi nâng mũi s line uy tín. Có thể dựa vào quy mô, đánh giá từ khách hàng, hệ thống bác sĩ để tuyển lựa địa điểm nhé. Ngoài ra, địa điểm uy tín cũng có giá cả hợp lý hơn đấy.

Biến chứng nào có thể xảy ra khi nâng mũi sline?

Cuối cùng không thể nào không nói đến một số biến chứng có thể xảy ra khi nâng mũi sline. Dù xác suất xảy ra không lớn, song nắm chắc các tín hiệu xấu chưa bao giờ thừa. Bài viết đề cập tới các loại biến chứng phổ biến sau đây:

  • Mũi có tình trạng đau nhức, sưng đỏ không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra còn kèm theo các dịch mũi hôi tanh.
  • Nâng mũi bị lộ đầu sụn, mũi rơi vào tình trạng bóng đỏ.
  • Mũi bị lệch sau một bên hoặc một bên đầu mũi to một bên nhỏ.
Biến chứng nâng mũi khá ít song cũng cần nắm rõ thông tin
Biến chứng nâng mũi khá ít song cũng cần nắm rõ thông tin

Nâng mũi sline được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam vì ưu điểm đẹp tự nhiên của dáng mũi này. Mong rằng mỗi người ki có nhu cầu nâng mũi đều có thể nắm được thông tin liên quan để đem đến kết quả tốt. Chia sẻ bài viết để nhiều người giải đáp được trọn vẹn các thắc mắc bạn nhé.

Xem thêm:

Nâng mũi S line có an toàn không? Có rủi ro hậu phẫu thuật không?

Bạn Có Biết Nâng Mũi S Line Bao Lâu Thì Đẹp?

Tìm hiểu nâng mũi S Line giá bao nhiêu tiền?

Nâng mũi S-Line ở đâu đẹp nhất

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan