Cấu tạo mũi của con người như thế nào? Tìm hiểu kiến thức


Tìm hiểu thông tin: Cấu tạo mũi con người như thế nào để thực hiện được các chức năng hô hấp và phát âm? Cấu tạo gồm mấy thành phần – bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo mũi của con người.

Cấu tạo mũi của con người

Mũi ngoài:

Từ gốc mũi đến đỉnh mũi có một gờ tròn gọi là sống mũi. Dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi, ngăn cách nhau bởi vách mũi. Thành ngoài lỗ mũi là 2 cánh mũi, chia tách với má bằng một rãnh gọi là rãnh mũi má.

  • Khung xương: một vành xương hình quả lê, gồm có 2 xương mũi và phần mũi của xương trán, mỏm trán và khuyết mũi của xương hàm trên.
  • Các sụn mũi: sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ, các sụn mũi phụ, sụn mũi bên, sụn vách mũi và sụn lá mía mũi.
  • Da mũi: mỏng, trừ ở đỉnh mũi và ở các sụn mũi thì dày, có nhiều tuyến bã. Da mũi ngoài dính liền với da ở tiền đình mũi trong.
  • Mạch máu, thần kinh: Các nhánh cánh mũi và vách mũi của động mạch mặt cấp máu cho cánh mũi và phần dưới vách mũi. Nhánh lưng mũi của động mạch mắt và nhánh dưới ổ mắt của động mạch hàm trên cấp máu cho phần ngoài và sống mũi. Máu từ mũi ngoài sẽ đi vào tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch mắt. Vận động các cơ mũi là các nhánh của thần kinh mặt. Cảm giác do nhánh trán, nhánh mũi mi của thần kinh mắt và nhánh dưới ổ mắt của thần kinh hàm trên.
Cấu tạp bên trong của mũi.
Cấu tạp bên trong của mũi.

Mũi trong (ổ mũi):

Đi từ lỗ mũi trước tới lỗ mũi sau, phía trên liên quan với xương trán, xương sàng và xoang bướm. Phía dưới ngăn cách với vòm ổ miệng bằng vòm khẩu cái cứng. Phía sau thông với hầu qua lỗ mũi sau. Được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt chia làm hai vùng: vùng thở và vùng ngửi. Niêm mạc phủ các xoang xương đổ vào các ngách mũi có tác dụng phát âm. Ổ mũi tách làm hai ngăn bởi vách mũi, mỗi ngăn ổ mũi có hai lỗ và bốn thành:

  • Lỗ mũi trước: Các sụn cánh mũi của mũi ngoài, ngăn cách phần mũi còn lại ở thành ngoài là thềm mũi, tương ứng với bờ trên của sụn cánh mũi lớn. Ở bên trong tiền đình mũi là da, có nhiều lông mũi và tuyến nhầy để ngăn bụi.
  • Lỗ mũi sau: Thông với hầu, gồm hai lỗ hình bầu dục. Được giới hạn ở trong là bờ sau vách mũi, ở dưới là đường khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, ở ngoài là mảnh trong chân bướm, ở trên là thân xương bướm.
  • Các thành: thành trên (vòm mũi), thành dưới (nền mũi), thành ngoài, thành trong (vách mũi), niêm mạc mũi.

Các xoang mũi:

các hốc rỗng bên trong một số xương ở mặt và sọ tạo thành, cấu trúc của mũi gồm các xoang thông với hố mũi và có 4 loại xoang:

  • Xoang hàm trên: Hốc trong xương hàm trên là xoang lớn nhất gồm mặt trước giáp má, mặt trên giáp nền ổ mắt; mặt sau giáp hố chân bướm khẩu cái, đỉnh giáp với gò má, nền hay mặt trong liên quan với mũi và có lỗ thông đổ vào ngách mũi giữa; ở bờ dưới của xoang liên quan với răng hàm bé thứ hai và chân răng hàm lớn thứ nhất.
Cấu tạo xoang mũi.
Cấu tạo xoang mũi.
  • Xoang trán: Mặt trước có da che phủ, mặt sau mỏng liên quan với não, màng não. Mặt trong là một vách xương mỏng ngăn cách hai xoang ở hai bên, mặt dưới liên quan với trần ổ mắt và xoang sàng. Lỗ thông của xoang trán đi vào ngách mũi giữa.
  • Xoang sàng: 8-10 xoang nhỏ nằm hẳn ở khối bên xương sàng. Các xoang sàng trước quây xung quanh phễu của xoang trán và các xoang sàng giữa cùng đổ vào ngách mũi giữa. Các xoang sàng sau liên quan với xoang bướm và đổ vào ngách mũi trên.
  • Xoang bướm: Một hốc xẻ trong thân xương bướm liên quan như các mặt của thân xương, lỗ thông của xoang ở phía trước đổ vào ngách mũi trên cùng với xoang sàng sau.

Chức năng của mũi

Chức năng hô hấp:

Luồng không khí hít vào, dọc theo cuốn dưới và ngách giữa đến vòm họng tạo một đường cong lõm về phía dưới. Rất ít không khí đi vào khu khứu giác. Không khí vào mũi sẽ được làm ấm, tăng độ ẩm và khử trùng bởi niêm mạc có nhiều mạch máu và các tế bào luôn tiết ra chất nhầy. Sau đó, các lông chuyển sẽ đẩy những dị vật đó về phía tiền đình tạo thành gỉ mũi. Những dây thần kinh giao cảm và tam thoa ở mũi có thể điều chỉnh biên độ các cơ hô hấp ở lồng ngực khiến cho hít sâu hoặc hít nông tùy vào mũi thông hay ngạt.

Nhận biết được mùi

Tế bào khứu giác có nhiệm vụ thu nhận kích thích mùi, và chuyển về hành khứu. Ở đó, những tế bào trung gian chuyển qua củ khứu rồi về các trung tâm khứu giác ở vỏ não. Trung tâm này có nhiệm vụ phân tích mùi. Khứu giác là giác quan có tính bản năng và gợi nhớ lâu dài. Mũi loại bỏ các mầm bệnh xâm nhập cơ thể qua hệ hô hấp.

Cảm nhận và hỗ trợ phát âm

Hốc mũi phát ra những giọng mũi và tiếp thu những rung động của không khí khi phát âm và biến nó thành những kích thích chủ trì sự phối hợp các cơ họng và thanh quản, đóng vai trò quan trọng trong phát âm.

Hy vọng thông qua bài viết trên Thẩm Mỹ Nâng Mũi đã giúp bạn có thêm kiến thức. Hiểu biết thêm về cấu tạo mũi. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin mà bạn cần. Nếu có gì thắc mắc hoặc có thêm thông tin cần biết, hãy để lại bình luận phía bên dưới. Blog sẽ đọc và trả lời bạn sớm nhất có thể.

Xem thêm:

Cắt cánh mũi là gì? Có nên cắt cánh mũi để làm đẹp hay không?

Mũi gãy ảnh hưởng thế nào đến tướng số và sức khỏe?

Những biến chứng sau nâng mũi thường gặp

Góc giải đáp: Viêm xoang có nâng mũi được không?

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan