Các loại sụn nâng mũi trong phẫu thuật thẩm mỹ


Nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là nâng mũi tăng mạnh trong vài năm gần đây. Chính vì vậy rất nhiều chị em thắc mắc về các phương pháp nâng mũi, chất liệu sụn nâng mũi… Hãy cùng Seoul Spa tìm hiểu về các loại sụn nâng mũi đang được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi hiện nay.

Các loại sụn được dùng trong phẫu thuật nâng mũi

Liệu bạn có thắc mắc rằng: Hiện tại có bao nhiêu loại sụn đang được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi không?

Nếu tính tổng thể thì hiện nay có khá nhiều loại sụn để phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ. Có nhiều cách để phân chia sụn mũi thành những loại khác nhau. Cách chia được áp dụng nhiều nhất hiện nay đó là dựa vào nguồn gốc của sụn. Với cách chia này thì sụn nâng mũi được chia thành 2 loại: Sụn tự thân và sụn nhân tạo.

Các loại sụn phổ biến được dùng cho sụn tự thân

Phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một phần sụn vừa đủ từ chính cơ thể của khách hàng để nâng cao sống mũi, dựng trụ mũi, chỉnh hình đầu mũi, cải thiện những khuyết điểm của dáng mũi. Có hai phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân phổ biến:

Các vị trí lấy sụn để nâng mũi sụn tự thân.
Các vị trí lấy sụn để nâng mũi sụn tự thân.

Nâng mũi bằng sụn tự thân kết hợp với sụn nhân tạo: Loại sụn nhân tạo này có độ mềm mại tự nhiên như sụn thật, được kết hợp với sụn tự thân để nâng cao và tạo độ cong tự nhiên trên sống mũi. Đồng thời sụn tự thân sẽ được bọc ở đầu mũi giữ cố định sụn sống mũi, không gây lộ sóng mũi hay những biến chứng xấu về sau.

Nâng mũi bằng sụn tự thân hoàn toàn: Đối với những bạn có phần da mũi quá mỏng, dễ bị lộ sóng mũi nếu làm phẫu thuật, và bị dị ứng với sụn nâng mũi nhân tạo thì lúc này sẽ phải nâng mũi bằng sụn tự thân hoàn toàn. Phương pháp này chỉ có một khuyết điểm nhỏ là có thể phần sụn tự thân của bạn sau một thời gian sẽ bị co lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mũi.

Có 4 loại sụn tự thân thường được lấy từ cơ thể người thực hiện và dùng trong nâng mũi:

  • Sụn vành tai

Phần sụn này được lấy chính từ vành tai của khách hàng. Sụn vành tai có độ cong và dẻo nên rất thích hợp trong việc tạo hình vùng đầu mũi. Loại sụn này không thích hợp để nâng sống mũi vì có thể bị biến dạng theo thời gian.

Vị trí để lấy sụn vành tai.
Vị trí để lấy sụn vành tai.

Để lấy được sụn vành tai, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở phía sau tai, sau đó dùng các dụng cụ chuyên dụng để lấy khoảng 1-2 cm. Do vết mổ nhỏ và ở phía sau tai, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sẽ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay chức năng tai.

  • Sụn sườn

Sụn sườn có tính chất cứng, thẳng chắc chắn nên thường được sử dụng để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và dựng trụ mũi. Với phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một đoạn cuối của xương sườn số 7.

Cách lấy sụn sườn tự thân.
Cách lấy sụn sườn tự thân.

Sở dĩ phải lấy ở phần cuối của xương sườn vì tại đây quá trình tái tạo sụn diễn ra nhanh chóng nhất, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận hay chức năng khác, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Phương pháp nâng mũi bằng sụn sườn cũng là phương pháp tốn kém chi phí nhất do yêu cầu về kỹ thuật phức tạp.

  • Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn mang đặc điểm thẳng và mềm dẻo, nằm ở vị trí giữa 2 cánh mũi trong khoang mũi. So với các loại sụn khác, sụn nâng mũi vách ngăn có tính bền vững và độ an toàn cao, khó bị biến dạng và cong vênh.

Trong phẫu thuật nâng mũi, sụn vách ngăn thường được sử dụng để kéo dài đầu mũi ngắn, dựng trụ mũi, tạo hình vùng đầu mũi. Bởi vì nằm phía trong mũi nên sụn vách ngăn được xem là loại sụn lý tưởng nhất để dùng trong nâng mũi.

  • Sụn cân cơ thái dương

Sụn cân cơ thái dương lấy từ chính vùng thái dương của khách hàng. Phần sụn này chính là lớp tế bào trắng bao quanh các lớp cơ ở dưới da ở vùng thái dương. Với tính chất mềm, thẳng sụn cân cơ thái dương phù hợp nhất trong việc tạo hình sụn nâng mũi.

Vị trí của cân cơ thái dương.
Vị trí của cân cơ thái dương.

Để lấy cân cơ thái dương, bác sĩ sẽ rạch da khoảng 3cm, sẹo mổ không thể thấy do nằm trong tóc vùng thái dương. Độ dày cân thái dương nông từ 2-3 mm, lớp nông cân thái dương sâu đặc và chắc, dày khoảng 1mm.

Đường rạch khi lấy sụn cân cơ thái dương rất nhỏ, nằm sâu trong chân tóc nên sẽ không lộ sẹo, không làm mất thẩm mỹ.

Các loại sụn nhân tạo tốt nhất hiện tại

Sụn nhân tạo được phân chia thành rất nhiều loại nhỏ khác nhau. Trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi thường dùng 3 loại sụn nhân tạo sau:

Sụn cứng

Trước kia, khi công nghệ thẩm mỹ chưa hiện đại và phát triển. Sụn được dùng để nâng mũi là loại sụn cứng, được làm từ nhựa và chỉ có 1 dáng duy nhất. Khi nâng mũi cho khách hàng nào bác sĩ phải kiểm tra dáng mũi người đó và gọt phần sụn cho phù hợp. Dùng loại sụn này mũi sau khi nâng dễ lộ sóng, không được tự nhiên. Nhiều trường hợp có thể bị đỏ đầu mũi, thậm chí còn bị thủng đầu mũi.

Sụn nhân tạo chuyên dụng

Sụn chuyên dụng này được làm từ silicon sinh học rất mềm, an toàn và bền vững. Hiện nay loại sụn này có hàng trăm kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Chắc chắn sẽ chọn được 1 kiểu phù hợp với dáng mũi cần nâng của bạn. Vì vậy sau khi nâng mũi bằng loại sụn này mũi bạn sẽ tự nhiên và an toàn hơn.

Sụn vách ngăn 3D

Sụn vách ngăn 3D chuyên dùng cho chỉnh hình vách ngăn mũi cho người có mũi lệch. Đối với những người có kết cấu sụn mũi quá mềm khiến trụ mũi không dựng thẳng lên được. Khi dùng sụn vách ngăn 3D có thể cải thiện được đáng kể tình trạng này.

Ưu, nhược điểm của từng loại sụn

Nên Chọn Loại Sụn Nào Để Nâng Mũi?

Ưu, nhược điểm của từng loại sụn

Sụn nhân tạo là loại sụn có mặt trong ngành thẩm mỹ trước sụn tự thân. Sụn tự thân ra đời sau và có những lợi thế khắc phục được nhược điểm của sụn nhân tạo. Tuy nhiên với mỗi loại sụn mà nói đều có những ưu nhược điểm riêng. Để phẫu thuật mũi an toàn tự nhiên, chị em nên lựa chọn được loại sụn phù hợp nhất

Sụn tự thân

Ưu điểm: Sụn tự thân là sụn lấy từ chính cơ thể người làm phẫu thuật vì vậy khả năng thích ứng cao, tỷ lệ đào thải thấp. Vì lấy từ sụn của chính cơ thể nên thời gian duy trì dáng mũi lâu dài có thể như mũi tự nhiên. Dáng mũi sau khi phẫu thuật từ sụn có vẻ tự nhiên, chân thật.

Nhược điểm: Cần thực hiện hai cuộc phẫu thuật để nâng mũi (phẫu thuật để lấy sụn trên cơ thể và phẫu thuật để nâng mũi), chi phí nâng mũi khá cao, cần chăm sóc kỹ lưỡng sau phẫu thuật, phẫu thuật bằng sụn tự thân đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao, khó thực hiện. Thời gian phẫu thuật lâu hơn so với phẫu thuật bằng sụn nhân tạo.

Sụn nhân tạo

Với mỗi loại sụn dùng để nâng mũi sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Sụn nhân tạo cũng vậy. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm nổi bật của sụn nhân tạo:

Ưu điểm: Sụn nhân tạo dễ tạo hình cho mũi, không đòi hỏi kỹ thuật phẫu thuật cao như sụn tự thân, thời gian phẫu thuật ngắn, chi phí nâng mũi hợp lý.

Nhược điểm: Vì sử dụng sụn nhân tạo nên có khả năng sụn không tương thích với cơ thể. Mũi sau khi nâng cần tránh va chạm mạnh. Dáng mũi nâng bằng sụn nhân tạo không được tự nhiên bằng nâng mũi bằng sụn tự nhiên. Thời gian duy trì dáng mũi không được lâu như sụn tự thân.

Lời kết

Khi nâng mũi, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và chất liệu sụn để nâng cho bạn. Nhưng là một người làm đẹp hiện đại, bạn cũng nên tìm hiểu về phương pháp và các loại sụn nâng mũi. Khi bản thân có kiến thức làm đẹp, bạn sẽ tự tin đi làm đẹp và làm đẹp hiệu quả hơn. Nếu còn những thắc mắc chưa giải đáp được, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:

Xem thêm bài viết:

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ nâng mũi bọc sụn ở đâu đẹp, uy tín

Nâng Mũi Bằng Sụn Tai Có Tốt Không?

Những điều cần biết về phương pháp nâng mũi bằng sụn tai

Nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không? Quy trình bọc sụn hiệu quả cao

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan